Những công thức tính tải lượng ô nhiễm khí thải từ các nguồn

Công thức tính tải lượng ô nhiễm khí thải

Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường khí thải đối với con người là vô cùng quan trọng. Nó chính là tác nhân chính khiến cho việc mắc bệnh đường hô hấp, ung thư đang ngày đang mạnh. Trong đó có rất nhiều người thắc mắc về “công thức tính tải lượng ô nhiễm khí thải”. Cùng Góc Yêu Bé tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé.

Xem thêm:

Khí thải là gì?

Khí thải được hiểu là khí được phát sinh do sự đốt cháy của những nguyên liệu khí tự nhiên như xăng, dầu, hỗn hợp, nhiên liệu diesel, than đá… Theo như động cơ, khí thải được xả vào khí quyển đi qua ống khí thải, vòi phun hoặc ống xả, nó thường được phân tán theo chiều của gió.

Hiện nay, lượng khí thải hàng năm trên thế giới đang ngày càng tăng cao, nó có rất nhiều khí thải khác nhau. Trong đó, có 3 loại khí thải phổ biến nhất là khí thải CFCs, khí thải CO2, khí thải NOX.

Công thức tính tải lượng ô nhiễm khí thải

Những nguồn phát sinh khí thải

Có rất nhiều nguồn phát sinh khí thải, tuy nhiên có một số nguồn chính như:

  • Khí thải công nghiệp: Đây là nguồn khí thải đầu tiên từ ngành công nghiệp. Nó được thải ra từ những nhà máy thép, khí thải lò hơi đốt củi, khí thải lò gạch, khí thải ngành sản xuất tủ lạnh, luyện kim, khai thác dầu khí…
  • Khí thải từ những phương tiện giao thông: Đây là nguồn phát sinh chủ yếu và nó có tác động rất lớn đến môi trường xung quanh chúng ta. Các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khí thải CO, VOC.
  • Khi thải từ sinh hoạt: Nguồn khí thải này từ hoạt động sinh hoạt đời sống hàng ngày của con người, nó có thể là khí thải đốt rác sinh hoạt, những hoạt động đun nấu bằng than củi, than tổ ong, nhiên liệu hóa thạch… Tạo ra khí CO2.
  • Khí thải từ nông nghiệp: Một nguồn phát sinh khí thải là hoạt động sản xuất nông nghiệp như đốt rừng làm nương rẫy, đốt rơm rạ, cỏ cây sau mỗi mùa thu hoạch. Nó sẽ chứa những khí thải độc hại như nito, metan, lưu huỳnh, cacbonic…
  • Khí thải tự nhiên: Các hoạt động núi lửa phun trào, cháy rừng, các mỏ khí tự nhiên…

Những công thức tính tải lượng ô nhiễm khí thải từ nhiều nguồn

  • Lượng không khí khô lý thuyết cần cho quá trình chảy có công thức là:

Vn = 0,089Cp + 0,264Hp – 0,0333 (Op – Sp) (Đơn vị m3 chuẩn/kgNL)

  • Lượng không khí ẩm lý thuyết cần cho quá trình cháy (ở t = 28,60C, Φ = 83,6%, d = 30 g/kg)

V2 = (1 + 0,0016d)V0

  • Lượng không khí ẩm thực tế với hệ số thừa trong không khí α = 1,2 – 1,6 chọn 1.5

V1 = αV2

  • Lượng khí SO2 từ sản phẩm cháy

Vso2 = 0,683 x 10-2Sp

  • Lượng khí CO từ sản phẩm cháy với hệ số cháy không hoàn toàn về hóa học và cơ học η (η = 0,01 – 0,05) chọn η = 0,03

VCO = 1,865 x 10-2 x η x Cp

  • Lượng khí CO2 từ sản phẩm cháy

VCO2 = 1,853 x 10-2 (1 – η) x Cp

  • Lượng hơi nước từ sản phẩm cháy

VH2O = 0,11Hp + 0,0124Wp + 0,0016 dV1

  • Công thức tính lượng khí N2 từ sản phẩm cháy

VN2 = 0,8 x 10-2 x Np + 0,79 x V1

  • Công thức tính lượng khí O2 trong không khí thừa

VO2 = 0,21 (α – 1) x V2

  • Công thức tính lượng khí NO2 từ sản phẩm cháy (xem như NO2: ρNO2 = 2,054 kg/m3 chuẩn

+ Đối với nhiên liệu rắn công thức là: MNO2 = 3,953 x 10-k x (B x Qp)1.1k

+ Đối với nhiên liệu lỏng công thức là: MNO2 = 1,723 x 10-3 x B1.1k

  • Công thức tính lưu lượng khói (SPC) ở điều kiện thực tế (tkhói = 1450C)

LT = [(VSPC.B)/3600] x [(273 + Tkhói)/273]

  • Công thức tính tải lượng khí SO2 với ρSO2 = 2,926 kg/m3 chuẩn là:

MSO2 = (102 x VSO2 x B x ρSO2)/3600

  • Công thức tính tải lượng khí CO với ρCO = 1,25 kg/m3 chuẩn

MCO = (102 x VCO x B x ρCO)/3600

  • Công thức tính tải lượng khí CO2 với ρCO2 = 1,977 kg/m3 chuẩn

MCO2 = (102 x VCO2 x B x ρCO2)/3600

  • Công thức tính tải lượng khí NO2

MNO2 = (102 x VCO2 x B x ρCO2)/3600

  • Công thức tính tải lượng tro bụi với hệ số tro bay theo khói a = 0,1 – 0,85. Chọn a = 0,5

Mbụi = (10 x a x Ap x B)/3600

  • Công thức tính nồng độ phát thải các chất ô nhiễm trong khói của khí

+ Khí SO2: MSO2 = MSO2/LT

+ Khí CO: MCO = MCO/LT

+ Khí CO2: MCO2 = MCO2/LT

+ Khí NOx: MNOx/LT

+ Bụi: Cbui = Mbui/LT

Hy vọng với những kiến thức chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp quý bạn đọc hiểu về ô nhiễm khí thải và có thể áp dụng công thức tính tải lượng ô nhiễm khí thải phù hợp nhất.

Đánh giá bài viết
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *