Công thức tính năng suất lúa chi tiết và chính xác nhất

Công thức tính năng suất lúa

Lúa là loại cây trồng phổ biến và chiếm nhiều nhất trong mô hình trồng trọt của nước ta. Vậy công thức tính năng suất lúa như thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về công thức chi tiết để tính năng suất lúa.

Xem thêm:

1. Cách tính năng suất lúa

Năng suất lúa là mối quan hệ giữa sản lượng lúa trên một đơn vị diện tích.

Công thức cơ bản :

Năng suất lúa = Sản lượng/Diện tích

Năng suất lúa được hình thành bởi rất nhiều yếu tố như: số bông trên một đơn vị diện tích lúa, tỷ lệ hạt chắc, số hạt trên bông và khối lượng hạt. Vậy nên, bạn cũng có thể tính năng suất theo công thức sau:

Năng suất = Số bông/m2 x số hạt chắc bông/bông x KL 1000 hạt /1000

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất được hình thành trong các khoảng thời gian khác nhau. Cách hình thành và tác động lên cây đều có điều kiện khác nhau, song chúng lại có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Để thu được năng suất lúa cao như mong đợi bạn cần hiểu rõ về cơ cấu yếu tố năng suất hợp lý.

Công thức tính năng suất lúa

2. Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa là gì? 

  • Lượng phân bón

Mỗi giống lúa yêu cầu một lượng đạm cần thiết. Không nên bón đạm quá nhiều bởi vượt quá giới hạn sẽ dễ làm giảm tỷ lệ hạt chắc của lúa. Bọn thừa đạm có thể kéo dài sinh trưởng thân lá, không có lợi cho quá trình làm đòng.

  • Gieo trồng với mật độ phù hợp

Gieo cấy trồng với mật độ thích hợp, mật độ gieo trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đất đai, thời vụ gieo trồng, giống lúa, tuổi của mạ,… Mật độ quá dày thì lúa dễ bị sâu bệnh gây hại như rầy nâu, sâu ăn lá,.. dẫn đến tình trạng lúa phát triển kém.

  • Tỷ lệ hạt chắc

Tỷ lệ hạt lép được biểu hiện có 3 thời kỳ quyết định trực tiếp là giảm nhiễm, trổ bông và chín sữa. Nguyên nhân hạt lép là do quá trình thụ tinh không thuận lợi, khi ra hoa gặp lép hoặc quá nóng, độ ẩm quá thấp hay quá cao làm cho hạt phấn mất khả năng nảy mầm.

  • Yếu tố thời tiết

Cường độ ánh sáng: Thời tiết là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lúa. Ở giai đoạn thu hoạch, nếu cường độ ánh sáng giảm hoặc ở mức không đủ, hoạt động quang hợp sẽ gặp vấn đề trở ngại, lượng hydrat không đáp ứng đủ làm gia tăng tỷ lệ hạt lép. 

Các điều kiện ngoại cảnh thời kỳ trổ, vào chắc như mưa bão, hạn, sâu bệnh hoặc đất mặn,…

3. Yêu cầu của ruộng lúa để đạt năng suất cao

  • Thay đổi hàm lượng hữu cơ có trong đất

Sau khi gặt lúa, hầu hết rơm rạ được bà con đốt hoặc chưa có biện pháp xử lý làm phân bón hữu cơ. Để giải quyết vấn đề này nên sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm xúc tác quá trình chuyển hóa của rơm rạ trên đồng ruộng. Tăng lượng dinh dưỡng có trong đất để phát triển cây.

  • Cải tạo dung dịch hấp thụ đất

Cày sâu dần sẽ là biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao CEC đất. Biện pháp sẽ từng bước đưa hạt sét lên tầng mặt để năng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng cho đất. Đối với vùng trồng lúa 1 vụ, bạn cần luân canh cây trồng nhằm thay đổi môi trường đất.

  • Bảo đảm mật độ và thời gian cấy phù hợp.

Mật độ gieo cấy có ảnh hưởng quan trọng tới quá trình sinh trưởng và tỷ lệ hạt chắc của lúa. Do đó, cần gieo cấy với mật độ phù hợp để tăng diện tích lá và quá trình đẻ nhánh.

Công thức tính năng suất lúa 2

4. Một số bài tập áp dụng công thức tính năng suất lúa

Bài 1: Diện tích trồng lúa tỉnh Hưng Yên năm 1986 là 5.70 triệu tấn. Sản lượng lúa là 16.00 triệu tấn. Năng lúa của tỉnh Hưng yên năm 1986 là bao nhiêu ( đơn vị: tạ/ha)

Trả lời:

Áp dụng công thức tính năng suất lúa ta có:

Năng suất lúa = sản lượng/diện tích = 28.1 (tạ/ha)

Vậy sản suất lúa tỉnh Hưng Yên năm 1986 là 28.1 (tạ/ha)

Bài 2: Cho bảng số liệu sau: Diện tích và sản lượng lúa Việt Nam thời kì 1986-1999

Năm 198819901992199419961998
Diện tính trồng lúa (triệu ha)5.716.046.476.597.007.36
Sản lượng lúa (triệu tấn)17.0019.2221.5923.5226.3929.11

Theo bảng số liệu trên em hãy:

1.Tính năng suất lúa ( tính theo đơn vị: tạ/ha). Nhận xét tình hình biến động năng suất lúa nước ta thời kỳ 1986 – 1999.

Trả lời:

Năng suất lúa của  Việt Nam là

Ta áp dụng công thức tính năng suất lúa: Năng suất lúa = sản lượng/diện tích

Năm198819901992199419961998
Năng suất (tạ/ha) 28.129.831.833.435.739.6

Nhận xét:

-Năng suất và sản lượng lúa nước ta hàng năm đều tăng

-Sản lượng lúa tăng (1.96 lần)

Giải thích

-Năng suất lúa của Việt Nam có sự thay đổi theo xu hướng tăng lên vì:

Nước ta đẩy mạnh quá trình thâm canh năng suất cây trồng.

Áp dụng máy móc, công hiện hiện đại và các kỹ thuật khoa học để phục vụ cây trồng

Nghiên cứu và tạo ra các giống lúa mới làm giảm sâu bệnh.

Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật vào nông nghiệp.

Kết luận

Trên đây là công thức tính năng suất lúa chi tiết. Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn về cách tính cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của lúa. Chúc bạn thành công!

Đánh giá bài viết
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *