Lực đẩy ác si mét là gì? Công thức tính lực đẩy ác si mét như thế nào? Bài tập tính lực đẩy ác si mét? Lực đẩy ác si mét là kiến thức môn Vật Lý quan trọng và có chút phức tạp nên không phải ai cũng có thể dễ hiểu và giải được bài tập. Chình vì thế mà bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về lực đẩy ác si mét để nhằm giúp bạn đọc dễ hiểu và vận dụng vào bài tập một cách hiệu quả nhất.
Xem thêm:
- Công thức tính năng lượng E chính xác và dễ hiểu
- Tổng hợp công thức tính thể tích dung dịch-Bài tập có lời giải
- Công thức tính năng suất lúa chi tiết và chính xác nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
Khái niệm về lực đẩy Ác Si Mét là gì?
Lực đẩy ác si mét có tên gọi khác là lực đẩy archimedes, nó chính là lực tác động bởi một chất lưu lên một vật thể nhúng trong nó, khi cả hệ thống nằm trong một trường lực của Vật Lý. Lực này có cùng độ lớn, ngược hướng của tổng lực mà trường lực tác dụng lên phần chất lưu có thể tích bằng thể tích vật thể chiếm chỗ trong loại chất này.
Một vật khi bị nhúng vào chất lỏng, bị chất lỏng đẩy bằng một lực thì có:
- Phương thẳng đứng và chiều từ dưới lên trên.
- Cường độ bằng với trọng lượng của phần chất lỏng đã bị vật chiếm chỗ.
- Điểm đặt chính là tâm hình học của phần vật nằm dưới mặt của chất lỏng.
Như vậy lực này chính là lực đẩy ác si mét.
Công thức tính lực đẩy Ác Si Mét chính xác nhất
Để tính lực đẩy ác si mét ta tính theo công thức là:
FA = d.V = 10.D.V
Trong đó FA chính là lực đẩy ác si mét (N)
D là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V là thể tích của phần chất lỏng đã bị vật chiếm chỗ (m3)
d là trọng lượng riêng chất lỏng (N/m3)
Lưu ý: V chính là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ cũng chính là thể tích phần chìm của vật chứ không phải là thể tích của vật. Bởi vậy muốn tính thể tích phần chìm của vật ta xét theo nhiều trường hợp như:
- Nếu cho biết Vnổi thì Vchìm = Vvật – Vnổi
- Nếu cho biết chiều cao h phần chìm của vật thì Vchìm = Sđáy.h
- Nếu cho biết vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng thì Vchìm sẽ = Vvật.
Một số kiến thức liên quan đến lực đẩy Ác Si Mét
Khi biết trọng lượng của vật ở trong không khí P và trọng lượng của vật khi nhúng trong chất lỏng P1 thì lực đẩy ác si mét sẽ có công thức là
FA = P – P1
Từ công thức ác si mét suy ra: d = FA/V = (P – P1)/V hoặc V = FA/d = (P – P1)/d
Một số ứng dụng chính của lực đẩy Ác Si Mét trong đời sống
- Thiết kế tàu và thuyền: Đây là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của lực đẩy Ác Si Mét.
- Sự nổi của cá: Loài cá được cấu tạo cơ thể chứa một bong bóng lớn để giúp điều chỉnh khả năng lặn và bơi lội của loài cá, đây cũng chính là nguyên lý của lực đẩy ác si mét.
- Sản xuất khinh khí cầu: Người ta đã áp dụng để sản xuất khinh khí cầu thành công, nếu khinh khí cầu muốn bay lên cao thì người ta sẽ dùng lửa đốt để giúp tăng thể tích bên trong của khinh khí cầu, quá trình giãn nở sẽ giúp tăng thể tích để tăng lực đẩy.
Những bài tập tính lực đẩy Ác Si Mét có lời giải dễ hiểu
Bài tập 1: 20 cm3 nhôm có trọng lượng riêng là 52000 N/m3 và 20 cm3 trọng lượng riêng 260000 N/m3 được thả vào một chiếc bể nước. Hỏi lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?
Lời giải
Hai vật này đều chìm dưới nước và chúng có thể tích bằng với nhau nên thể tích của phần chất lỏng sẽ bị chúng chiếm chỗ là như nhau
Từ đó có thể thấy lực đẩy ác si mét tác dụng vào chúng là như nhau.
Bài tâp 2: Một quả cầu bằng sắt được treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 3,7 N. Khi nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 3,2 N. Hỏi lực đẩy ác si mét có độ lớn là bao nhiêu?
Lời giải
Khi treo ngoài không khí số chỉ của lực kế sẽ là trọng lượng của vật. Ngoài ra, số chỉ của lực kế giảm đi là do có tác dụng của lực đẩy ác si mét tác dụng vào vật đó. Nên lực đẩy ác si mét cùng phương ngược chiều với trọng lực của vật.
Độ lớn của lực đẩy ác si mét là:
FA = P – P1 = 3,7 – 3,2 = 0,5 (N)
Bài tập 3: Thể tích của một miếng sắt là 3 dm3. Hỏi lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước thì sẽ nhận được giá trị như thế nào?
Lời giải
Ta có 3 dm3 = 0,003 m3
Lực đẩy ác si mét tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong nước chính là:
Fnước = dnước.Vsắt = 10000.0,003 = 30 (N)
Hy vọng với bài viết về khái niệm, công thức và bài tập tính lực đẩy ác si mét ở trên sẽ giúp ích cho bạn đọc. Mọi thắc mắc và góp ý của bạn đọc hãy để lại ở bình luận bên dưới bài viết để chúng tôi ghi nhận và giúp bạn giải đáp thắc mắc đó nhanh nhất.