Bí quyết chữa rạn da mông khi mang thai cho mẹ bầu

Bị rạn da mông khi mang thai là nỗi lo lắng của tất cả chị em phụ nữ khi mang bầu đặc biệt cho phụ nữ lần đầu mang thai. Tùy vào cơ địa từng người, tình trạng này có thể nặng hoặc nhẹ khác nhau. Và cho dù ở mức độ nào thì trị rạn da mông cũng là câu hỏi lớn nhất của phái đẹp trong 9 tháng mang bầu. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn cách chữa rạn da mông khi mang thai hiệu quả ngay từ khi mới biết mang bầu.

XEM THÊM:

Tại sao phụ nữ mang thai thường bị rạn da mông?

Từ những tháng bắt đầu của thai kỳ, mẹ bầu đã phải bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của em bé. Trong 3 tháng đầu, trọng lượng của em bé sẽ tăng rất chậm. Nhưng từ tháng thứ 4 trở đi, em bé sẽ lớn nhanh hơn. Quá trình phát triển của em bé khiến mẹ tăng cân khá nhiều. Sau 9 tháng mang thai (với thai đơn), mẹ bầu sẽ tăng ít nhất 12 kg nếu được ăn uống đầy đủ. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm mà số cân nặng tăng nhiều như vậy, các liên kết dưới da sẽ bị đứt gãy do không co dãn kịp. Các đứt gãy này sẽ tạo ra các vệt lõm màu sáng trên da, mà chúng ta gọi đó là vết rạn. Hiện tượng rạn da ở mẹ bầu thường xảy ra ở các vùng da mỏng như mông, bụng, đùi non. Mẹ tăng cân càng nhiều thì tình trạng rạn da càng nặng.

Hầu hết mẹ bầu đều bị rạn da bụng, mông khi mang thai
Hầu hết mẹ bầu đều bị rạn da bụng, mông khi mang thai

Bên cạnh yếu tố cân nặng, gen di truyền cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng rạn da khi mang thai. Nếu mẹ bạn bị rạn da nhiều khi mang thai, thì bạn rất có thể gặp trường hợp tương tự. Mẹ mang bầu khi còn quá trẻ, cơ thể chưa phát triển toàn diện cũng khiến tình trạng rạn da này nặng hơn những phụ nữ đã trưởng thành.

Mẹ bầu có thể phòng tránh tình trạng rạn da như thế nào?

Việc rạn da khi mang bầu là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên mẹ bầu có thể hạn chế tình trạng rạn da này bằng cách không tăng cân quá mức. Khi mang bầu, người thân trong gia đình thường có xu hướng cho mẹ bầu ăn thật nhiều để có chất cho con. Việc này là chưa hẳn cần thiết, người Mẹ bầu chỉ cần ăn đủ chất, và nhiều hơn bình thường một chút là được. Tập chung, sử dụng các loại quả hạt, thịt nhiều chất chứ không cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo. Và mẹ cũng đừng quên uống đủ nước, ngủ đủ giấc để duy trì nước ối cho con và làm đẹp da mẹ nhé.

Để da tiếp xúc với nước rất tốt cho việc giảm bớt rạn da
Để da tiếp xúc với nước rất tốt cho việc giảm bớt rạn da

Mẹ bầu trong quá trình mang thai, nếu không gặp các vấn đề về sức khỏe hoàn toàn có thể tham gia vào các môn thể dục. Tuy nhiên để không ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ nên áp dụng các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội. Mẹ tuyệt đối không nên tham gia vào các bộ môn đòi hỏi tính đồng đội, các môn tiêu hao nhiều năng lượng. Khi thấy không khỏe, mẹ bầu cũng nên dừng ngay các hoạt động thể thao và đến gặp bác sĩ. Tập thể thao đúng cách chính là một phương pháp giúp mẹ giảm những vết rạn da xấu xí.

Rạn da mông ở mẹ bầu sẽ hết sau khi sinh con không?

Vết rạn da thường thời gian đầu thường có màu hồng đậm, sau đó chuyển sang màu trắng sáng hơn so với màu da. Việc xuất hiện các vết rạn này trên vùng mông không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu, nhưng nó là nguyên nhân khiến mẹ cảm thấy tự ti. Quan trọng hơn, sau khi sinh con cân nặng của mẹ có thể giảm xuống, nhưng các vết rạn da chỉ mờ nhẹ hoặc vẫn không mất đi. Nó chỉ chuyển sang màu khác, có thể là bớt sáng hơn hoặc sang màu nâu đen. Rạn da làm mẹ bầu không diện được những bộ cánh gợi cảm, đặc biệt là chuyện chăn gối không được như ý muốn.

Cách chữa rạn da mông an toàn cho mẹ bầu

Ngoài cách phòng tránh rạn da, các mẹ bầu thường đặt ra câu hỏi “bị rạn da mông phải làm sao?”. Chỉ cần dùng những nguyên liệu thiên nhiên rất đơn giản, mẹ cũng có thể lấy lại được làn da trắng mịn.

Cách làm hết rạn da mông khi mang thai bằng dầu dừa

Dầu dừa là sản phẩm làm đẹp rất quen thuộc với chị em. Và nếu đang trong quá trình mang thai, mẹ có thể dùng tinh chất này để xóa mờ các vết rạn da.

Cách làm dầu dừa:

– Rửa sạch, nạo nhỏ cùi dừa, ngâm trong nước ấm với mực nước xâm xấp cùi dừa. Để dừa trong nước khoảng 1 tiếng.

– Cho cùi dừa và nước vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.

– Lấy vải lọc bỏ bã, giữ lại nước cốt dừa.

– Đổ nước cốt dừa vào một cái hũ thủy tinh, đậy nắp và để trong ngăn mát tủ lạnh 24 giờ.

– Nước cốt dừa khi gặp nhiệt độ thấp sẽ được chia thành 2 lớp. Dùng thìa gạt bỏ lớp sáp dừa bên trên là mẹ đã có được một hũ dầu dừa theo phương pháp đông lạnh. Mẹ hãy để hũ dầu dừa trong ngăn mát để dầu không bị hỏng nhé.

Phương pháp này hiệu quả được nhiều mẹ biết và áp dụng
Phương pháp này hiệu quả được nhiều mẹ biết và áp dụng

Cách sử dụng dầu dừa cho mẹ bầu: Mẹ bầu nên sử dụng dầu dừa từ tháng thứ 4 của thai kỳ vì đây là thời gian da mông bị rạn nhiều nhất. Sau khi tắm, mẹ sẽ dùng dầu dừa thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị rạn. Thực hiện việc làm này mỗi tối, da mẹ sẽ mịn màng hơn.

Chữa rạn da mông khi mang thai bằng mặt nạ trứng gà

Một tuần khoảng 3 lần, mẹ sẽ dùng lòng trắng trứng (hoặc lòng đỏ trứng gà vắt chanh) đắp lên vùng rạn da trong vòng 15 phút. Sau đó rửa sạch da bằng nước. Nếu mẹ trong thời gian ốm nghén bị dị ứng với mùi trứng gà thì có thể dùng cách khác nhé.

Trị rạn da mông bằng vitamin E, D, Omega

Mỗi buổi tối, mẹ sẽ dùng 1 viên vitamin E, bóc vỏ lấy phần dung dịch bên trong rồi thoa lên da. Thực hiện massage nhẹ nhàng trong 15 phút hàng ngày sẽ giúp da của mẹ mềm mại hơn rất nhiều.

Để cho da khỏe, giảm bớt vết dạn mông bạn cần bổ sung Vitamin D bằng cách sửa nắng vào sáng sớm hoặc bổ sung bằng các thực phẩm giàu Vitamin D như ngũ cốc, sản phẩm từ sữa…

Omega-3 và Omega-6 giúp cho da mịn màng hơn nên bạn có thể lựa chọn uống các loại thuốc bổ sung chứa Omega như mắt cá hoặc có thể dùng trực tiếp thực phẩm như cá hồi, các loại hạt,…

Bôi bột nghệ giúp các vết rạn da mông mờ đi

Nếu không muốn thực hiện các cách trên, chị em có thể dùng 2 thìa bột nghệ, trộn với sữa chua không đường thành một hỗn hợp sệt. Dùng hỗn hợp này bôi lên da rồi để trong 15 phút. Sau đó mẹ tắm sạch lại bằng nước ấm.

Dùng dầu ô liu và bã cà phê

Mẹ dùng một ít bã cà phê trộn với dầu ô liu, sau đó đắp lên da trong 15 phút và rửa lại bằng nước sạch. Nếu không có bã cà phê, mẹ hãy nhỏ vài giọt tinh dầu ô liu vào lòng bàn tay, sau đó massage mông nhẹ nhàng cũng rất hiệu quả.

Dùng quả lê làm kem dưỡng ẩm cho vùng rạn da

Mẹ xay nhuyễn 1 quả lê chín với 4 thìa cà phê ô liu, 4 thìa gel lô hội, 6 viên vitamin E sẽ thu được một hỗn hợp kem đặc. Sau đó nhỏ thêm 5 giọt nước cốt chanh và bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi ngày mẹ sẽ thoa kem lên da khoàng 30 phút rồi rửa lại thật sạch bằng nước nhé.

Bên cạnh các phương pháp trị rạn da mông, mẹ bầu cũng đừng quên những cách giúp mẹ hạn chế tình trạng này trong quá trình mang bầu nhé! Góc yêu bé mong rằng các mẹ lựa chọn phương pháp chữa rạn da mông hiệu quả và mẹ con luôn khỏe mạnh.

Đánh giá bài viết
[Total: 1 Average: 5]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *