Cách trang trí góc chữ mầm non cực đáng yêu cho các bé vừa vui chơi vừa học hành. Trong lớp mầm non chắc chắn không thể thiếu những góc chữ cái cho bé. Nhằm giúp lớp học thêm lôi cuốn các cô giáo đã tạo nên một môi trường học tập với nhiều màu sắc sinh động với những những vật ngộ nghĩnh đáng yêu. Hãy cùng mình tìm hiểu những cách trang trí chữ cái mầm non đáng yêu qua bài viết này nhé.
Xem thêm:
- 4 Cách trang trí góc bé đến lớp mầm non thân thiện
- Cách trang trí góc học tập truyền động lực cho trẻ sáng tạo hơn
NỘI DUNG CHÍNH
1. Góc chữ cái mầm non có gì đặc biệt
Đối với các lớp mầm non có lứa tuổi bắt đầu vào lớp 1, các cô giáo cần chuẩn bị vốn kiến thức nhất định để bé có thể trang bị được những kiến thức cơ bản để vào lớp 1. Các cô giáo cần chuẩn bị mọi thứ để cho trẻ học chữ cái mầm non một cách thú vị nhất. Có thể học qua những bức tranh có gắn liền với từ chỉ tên đồ dùng và chữ cái đó. Chữ cái, truyện tranh bới nhiều màu sắc hấp dẫn sẽ thu hút tính tò mò của các trẻ. Ngoài ra, các cô cũng nên xây dựng một vài góc có liên quan đến chữ cái mầm non như:
Góc toán: nơi dành cho các bé tập đếm các đồ vật, khoan tròn các nhóm đối tượng hay tìm số lượng đồ tương ứng.
Góc kể chuyện sáng tạo để bé làm quen với mặt chữ viết. Cụ thể là các cô giáo có thẻ ghi ra những bài kể chuyện và đọc ra giúp bé nghe để bé tiếp thu chữ cái một cách đơn giản nhất.
2. Hướng dẫn trang trí góc chữ cái mầm non đơn giản
Để kích thích và phát huy tối đa trí tưởng tượng của các bé các thầy cô nên trang trí góc chữ cái mầm non bằng những bức tranh lớn ở trên giấy, bảng, vải. Tùy theo từng nội dung giảng dạy mà các giáo viên có thể linh hoạt sử dụng thêm các chi tiết trang trí như: bìa màu, xốp màu, vải màu có keo dính, ruy băng,… Điều này thêm phần sinh động và thu hút các bé hơn.
Thêm vào đó khi trang trí góc chữ cái mầm non, thầy cô nên sử dụng các tấm bìa màu, tranh vẽ, dán kích thước vừa và nhỏ sẽ giúp các bé chơi trò chơi theo nhóm và đội hiệu quả hơn.
Những tấm bìa có thể dán dính các đồ vật, tranh ảnh bằng chữ cái sẽ giúp các bé tương tác, chơi với nhau và có thể cùng so sánh trao đổi các chữ cái với nhau giúp bé học tập hiệu quả hơn. Tấm bìa chứa các chi tiết nhỏ, sẽ giúp cho các bé phát triển khả năng quan sát và linh hoạt hơn và nhìn nhận các sự vật và sự kiện thông qua việc chọn lựa để tìm các chi tiết để ghép lại với nhau cho đúng.
2.1. Trang trí góc chữ cái mầm non chủ đề khoa học
Góc chữ cái mầm non bằng chủ đề khoa học là nơi cho bé thực hiện những thí nghiệm vui nhộn. Khi bé bắt đầu phân biệt được những màu sắc trong thí nghiệm thì bé sẽ có những ấn tượng và thích thú bộ môn này nhiều hơn.
Góc khoa học này, các thầy cô chỉ cần khéo léo ghi ra những chữ cái cần thiết liên quan đến khoa học đơn giản để bé có thể nhìn và hiểu bài ngay lập tức.
Để góc khoa học thêm phần thu hút, các thầy cô có thể trang trí thêm bằng các dụng cụ hỗ trợ cho các thí nghiệm vui như mực, ống nghiệm (các thí nghiệm bằng cách pha màu), chai nước, sỏi và các thí nghiệm vật nổi, vật chìm. Dán những chữ cái ghi tên màu sắc của từng loại lên phần thân chai để bé có thể học được chữ cái qua từng màu sắc được thể hiện trên chai.
Ngoài ra để trang trí góc chữ cái mầm non theo chủ đề khoa học thêm phần bắt mắt. Các thầy cô có thẻ sử dụng thêm các bức tranh hướng dẫn, miêu tả các thí nghiệm phù hợp với các trẻ như: các thí nghiệm đổi màu, pha trộn các màu sắc để tạo ra các màu khác nhau để bé có thể kích thích sự tò mò ham muốn được giải đáp và học hỏi nhiều hơn.
2.2. Trang trí góc chữ cái mầm non theo chủ đề âm nhạc vui tươi cho bé
Đây cũng là một góc sáng tạo cần thiết trong trang trí góc chữ cái mầm non. Góc âm nhạc là nơi giúp cho bé có khả năng nhanh nhạy với con chữ và nhớ lâu hơn. Đây cũng là nơi cho bé luyện tập củng cố thêm những kỹ năng sau các buổi vui chơi cùng với âm nhạc.
Để góc âm nhạc thêm phần tươi vui và đẹp mắt thu hút các bé tập trung hơn. Thầy cô có thể sắp xếp và bày trí thêm những kệ để đồ vừa tầm với trẻ. Cắt dán thêm các dụng cụ âm nhạc như đàn và trống giúp bé thêm phần yêu thích và khiến bé thích thú với âm nhạc và học được nhiều chữ cái hơn.
Còn rất nhiều ý tưởng sáng tạo khác nhau về góc chữ cái mầm non như: góc chữ theo chủ đề nghề nghiệp, góc chữ theo môn tư duy toán, góc chữ theo bộ môn khám phá thế giới,…
Lời kết
Mong rằng những gợi ý qua bài viết hướng dẫn trang trí góc chữ cái mầm non sẽ giúp cho thầy cô có thêm nhiều ý tưởng thú vị để thiết kế góc chữ cái cho bé. Bạn có thể tạo cho bé theo các riêng của từng bậc mầm non theo ý thích của con trẻ. Hi vọng sau bài viết này, các bé sẽ thích thú trong việc học chữ nhiều hơn.