Hiện nay các mẹ đang rần rần truyền tai nhau bí mật cho trẻ làm quen với sách mà không lo bị rách, hỏng và rất bền. Đó chính là sách vải, một sáng chế rất hay cho cả mẹ và bé. Dưới đây là cách làm sách vải cho bé nên tham khảo.
Xem thêm:
- 5 Cách Tẩy Quần Áo Bị Mốc Đen Đơn Giản, Hiệu Quả Cao
- Bật mí cách tập cho bé ngủ giường không phải ai cũng biết
- 20+ Hướng dẫn làm đồ chơi từ chai nhựa – Cách bảo vệ môi trường
- Giới thiệu cách làm con vật bằng chai nhựa vô cùng đơn giản, dễ làm
NỘI DUNG CHÍNH
Sách vải là gì? Lợi ích của sách vải cho bé
Sách vải là một món đồ chơi handmade làm bằng vải dạ nỉ. không chứa silicon nên rất an toàn cho bé. Đặc biệt bé có thể sử dụng như một món đồ chơi. Sách vải bé có thể vò, cắn mà không bị rách như sách giấy thông thường.
Lợi ích của sách vải
- Rất an toàn: Sách vải được làm từ nguyên liệu mềm, chất liệu tốt nên an toàn với bé. Nó không bị cứng giống như các loại sách giấy thông thường. Đồng thời khi trẻ còn nhỏ thì bé rất hay cắn chính vì vậy với sách giấy chúng ta cần theo sát bé vì sợ rằng bé sẽ nuốt những mảnh giấy vụn vào miệng. Nhưng với sach vải bé không thể cắn hoặc xé rách nên sẽ yên tâm khi cho bé chơi.
- Kích thích các kỹ năng vận động nhanh nhạy, kích thích não bộ phát triển. Sách vải cũng giống sách thường ở chỗ nội dung của nó cũng rất đa dạng. Phụ huynh có thể thay đổi nội dung tùy theo ý thích. Chỉ cần tháo ra và thay mới lại bằng mảnh vải khác là ta đã có nội dung hoàn toàn mới cho bé. Làm quen với sách sớm, những trang sách nhiều màu sắc đem lại cho bé sự thu hút để học tập tập trung hơn.
- Dễ dàng vệ sinh sạch sẽ và sử dụng được lâu dài. Bố mẹ không phải lo vấn đề mất vệ sinh nữa vì nhờ nguyên liệu bằng vải nên bố mẹ hoàn toàn có thể giặt sạch và phơi khô khi cần sử dụng.
Những lưu ý khi lựa chọn sách vải cho bé:
Tuy có rất nhiều công dụng hữu ích nhưng bố mẹ cũng cần lựa chọn sách vải phù hợp với con dựa theo những tiêu chí sau:
- Dựa theo tính cách của trẻ để mua những mẫu sách vải phù hợp để con thấy hứng thú. Hoặc đồ làm sách vải theo chủ đề con thích
- Chọn những cuốn sách vừa phải, không quá lớn hoặc quá nặng khiến bé khó lật dở và khám phá
- Giữ sách vải cẩn thận, hạn chế việc bé cào, cấu, xé mặc dù sách vải không rách nhưng cũng hạn chế cho bé.
- Khi giặt sách cần phải phơi thật khô để đảm bảo vệ sinh.
1001 Cách làm sách vải cho bé đơn giản, dễ làm
Nguyên liệu chủ yếu làm sách vải
- Vải nỉ, dạ nhiều màu
- Kéo cắt
- Keo dán
- Kim chỉ hoặc máy khâu
- Các đoạn dây dù
- Phụ kiện trang trí (nếu có)
Hướng dẫn cách làm sách vải cho bé
Bước 1: Lên ý tưởng cho quyển sách:
Điều này rất quan trọng, nó quyết định chủ đề cho quyển sách mà bạn muốn làm. Dựa theo độ tuổi của bé để lên các chủ đề phù hợp từ dễ đến khó. Ví dụ với bé dưới 1 tuổi chỉ cần những cuốn sách vải đơn giản, mỗi mặt chỉ cần làm 1 quả cam, quả dưa hấu,… sao cho bé có thể nhận diện đơn giản là được. Với các bé lớn hơn mẹ có thể làm những món đồ phức tạp hơn và có chữ để bé có thể học tập.
Bước 2: Làm trang sách
Cắt vải dạ thành hình mà bạn mong muốn như hình vuông, chữ nhật, hình tròn,…tùy theo kích cơ bạn muốn. Nhưng lưu ý không nên quá to. Trên trang bìa bạn có thể trang trí các họa tiết bắt mắt và nhớ chừa một phần bên trái để làm gáy sách.
Bước 3: Làm các chi tiết – nội dung bên trong
Cắt những mảnh vải thành các hình thù ngộ nghĩnh theo chủ đề cuốn sách. Bạn có thể dùng keo dán để gắn các chi tiết lên mỗi trang sách cho chắc chắn. Hoặc bạn có thể cố định bằng cách khâu lại các chi tiết. Tùy theo môi chủ đề bạn có thể làm bao nhiêu trang sách. Tuy nhiên phù hợp nhất là từ 5-10 trang là phù hợp. Lưu ý , các trang sách cần để lại một phần lề trái để đóng thành quyển.
Bước 4: Đóng thành sách
Sau khi đà hoàn thành những trang sách bạn chỉ cần đục lỗ tròn lên gáy sách. Sau đó dùng dây cố định lại là được. Như vậy là bạn đã có những cuốn sách thú vị cho bé .
Với những bước làm đơn giản trên đây bạn có thể tham khảo những mẫu sau đây để có thể tự mình tạo ra 1001 cuốn sách vải cho bé:
Chỉ cần áp dụng đúng những bước trên đây thì bạn có thể tạo ra 1001 quyển sách cho bé sử dụng với nhiều chủ đề khác nhau. Giúp con phát triển toàn diện và rất an toàn