Với những đồ chơi tự tạo, bé thỏa sức tưởng tượng những món đồ mà mình thích. Đồ chơi tự tạo chủ đề trường mầm non vừa giúp bé được chơi, vừa giúp bé phát triển toàn diện trí thông minh. Cùng với GOCYEUBE tìm hiểu 11 chủ đề đồ chơi tự tạo ở trường mầm non nhé.
Xem thêm:
- 4 Cách làm đồ chơi từ hộp sữa susu thú vị và hữu ích
- 8 Cách làm sạch ốp điện thoại bị ố vàng cực hiệu quả
NỘI DUNG CHÍNH
Định nghĩa, lợi ích và nguyên liệu của đồ chơi tự tạo chủ đề trường mầm non
Đồ chơi tự tạo là gì?
Đồ chơi tự tạo hay còn gọi là đồ chơi tự làm là những đồ chơi do giáo viên, nhân viên chuyên trách, học sinh, phụ huynh tự làm để phục vụ giảng dạy, học tập và vui chơi.
Đồ chơi tự tạo chủ đề trường mầm non thường là những chủ đề xung quanh bé, bé được tiếp xúc hàng ngày. Những đồ chơi này thường rất dễ làm và có hình dạng nhỏ nhắn vừa xinh trong mắt của các bé và các bé dễ dàng sử dụng.
Lợi ích đồ chơi tự tạo cho trường mầm non
- Những đồ chơi tự tạo sử dụng chất liệu, nguyên liệu xung quanh chúng ta rất dễ kiếm và an toàn
- Đặc biệt với các bé mầm non, những đồ chơi tự tạo kích thích sự sáng tạo cho bé rất tốt
- Ngoài ra bé sẽ nhận thức tốt hơn về môi trường xunh quanh và học được cách bảo vệ nó từ những việc nhỏ trong cuộc sống
- Đây được coi là cách giáo dục các bé rất tốt
Những vật dụng cơ bản tạo những đồ chơi tự tạo về chủ đề trường mầm non.
- Kéo
- Bìa carton
- Keo dính
- Giấy màu
- Các chai nhựa ,vải, đất nặn
- Băng dính
- Thanh tre
- Sợi dây
- …………………………..
Chỉ cần vận dụng linh hoạt những đồ dùng rất đơn giản này mà có thể biến tấu thành các món đồ chơi bé yêu thích. Khuyến khích bé khám phá, sáng tạo và tư duy. Chẳng phải là quá tốt hay sao.
11 Chủ đề đồ chơi tự tạo trường mầm non tiêu biểu nhất
1. Chủ đề trường mầm non
Với chủ đề này bé sẽ rất thú hút các bé, với chủ đề mầm non các bé có thể làm những mô hình giống các vật xung quanh bé tại trường như: đu quay, cầu trượt, xích đu,.. Những đồ chơi này đặc biệt làm từ những vật dụng rất dễ kiếm như : keo, bìa carton, kéo, giấy màu, bút màu,…Làm những đồ chơi tự tạo chủ đề trường mâm non được ưu tiên trong hoạt động học đặc biệt là vào các giờ hoạt động của trẻ.
2. Đồ dùng đồ chơi tự tạo chủ đề bản thân
Với hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo chủ đề bản thân giáo viên sẽ hướng dẫn các bé làm những vật dụng như: dép, mũ, nón,…Những hoạt động như thế này giúp trẻ phát triển nhận thức, tiếp thu những thông tin thực tế và phát huy năng lực sáng tạo và đôi tay khéo léo. Ngoài ra nó còn giúp trẻ phân biệt được giới tính theo màu sắc.
3. Chủ đề gia đình
Đồ dùng đồ chơi tự tạo chủ đề gia đình có rất nhiều thứ để các bé có thể chế tạo. Những vật dụng bé có thể sáng tạo như nhà cửa, bàn ghế, đồ dùng trong gia đình có rất nhiều thứ. Bé tự quan sát và làm theo bản năng quan sát, kết hợp với những màu sắc sẽ trở nên đẹp hơn và hấp dẫn hơn.
4. Đồ chơi tự tạo chủ đề ngành nghề
Với lứa tuổi này bé đã có thể phân biệt những ngành nghề cơ bản trong xã hội và dần hình thành ước mơ cho bản thân mình. Mỗi khi bé được thể hiện những gì mình thích và muốn theo đuổi chắc chắn bé sẽ rất thích thú và hào hứng. Những ngành nghề như cô giáo, bác sỹ, kỹ sư, công an, lính cứu hỏa,..đều là những chủ đề phổ biến và bé có thể khám phá tìm hiểu.
5. Chủ đề động vật
Chắc hẳn bé không thể bỏ qua những con vật, ngoài những tiếng kêu của chúng hấp dẫn bọn trẻ thì hình dáng của những con động vật cũng gây hứng thú. Những con vật quen thuộc như chó, mèo, lợn, gà, là những con vật thường thấy. Bạn có thể giới thiệu thêm cho bé những con vật ngộ nghĩnh khác như voi, hổ, khỉ,…Cũng giúp bé xây dựng tình yêu động vật ngay từ nhỏ.
6. Chủ đề thực vật
Ngoài những chủ đề động vật những loài thực vật không thể thiếu trong các chủ đề của bé. Những bông hoa, chiếc lá đầy màu sắc rực rỡ. Chủ đề này có thể giúp bé xây dựng nhận thức về thế giới cây cối xung quanh.
7. Đồ chơi tự tạo về phương tiện giao thông
Sự nhận thức về giao thông rất quan trọng với các bé. Chính việc chơi này giúp bé có ý thức hơn trong việc tham gia giao thông cho đúng cách. Nhận diện các phương tiện giao thông như phi cơ, xe đạp, ô tô, xe máy, tàu thuyền,…Những biển báo giao thông mà bé cần biết như đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng. Từ việc chơi bé có thể học được rất nhiều kiến thức khác và tiếp thu qua các trò chơi được linh hoạt.
8. Chủ đề về thời tiết
Với chủ đề này thì bé có thể chia thành các mùa để sáng tạo như xuân, hạ , thu, đông. Mỗi mùa đều có những đặc tính khác nhau, từ đó bé sẽ làm đồ chơi theo chủ đề theo mùa mà bé thấy hấp dẫn. Các giáo viên sẽ hướng dẫn và làm cùng bé. Những trò chơi này giúp bé sẽ yêu thiên nhiên hơn hơn và biết cách bảo vệ môi trường sống xung quanh.
9. Chủ đề âm nhạc
Không thể thiếu với các bé đó chính là âm nhạc. Từ khi sinh ra chắc hẳn bé nào cũng đã được làm quen với những bài hát ru. Âm nhạc cũng mang lại cho bé sự phấn khích và được thể hiện bản thân mình. Những dụng cụ âm nhạc cũng giúp bé tự tajo ra những bản nhạc cho riêng mình. Bé sẽ phân biệt được những dụng cụ âm nhạc như trống, đàn ghi-ta, …
10. Chủ đề về quê hương đất nước, bác Hồ
Đúng vậy, chẳng thể thiếu chủ đề này cho bé-những mầm xanh tương lai. Từ những hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình, hay những hình ảnh về thủ đô hà nội về chiếc nhà sàn hay hình ảnh người lãnh tụ vĩ đại đất nước-Hồ Chí Minh. Từ những hình ảnh gợi hình mà truyền lại tình yêu quê hương đất nước, nhận biết bản sắc văn hóa Việt. Để mãi sau này khi lớn lên, dù có đi tới đâu sẽ luôn nhớ về cội nguồn của mình
11. Chủ đề trường tiểu học
Với mỗi bé mầm non thực sự trường tiểu học giống như ước mơ đầu tiên để bé có thể thực hiện ước mơ của mình. Chính vì vậy sự háo hức và mong muốn được tìm hiểu chủ đề này luôn là sức nóng trong mỗi chủ đề mà bé thích. Cùng cô giáo tìm hiểu những điều mới lạ ở trường lớp mới dạy bé những bài học đầu tiên. Những vật dụng như bút viết, cặp sách, chiếc khăn quàng đỏ,…đều rất dễ làm.
Như vậy, với 11 chủ đề bao quát tất cả những vật dụng xung quanh bé sẽ khiến bé vô cùng hào hứng và phần khích. Đặc biệt được tận dụng từ những đồ không sử dụng đến để có thể tận dụng làm ra những đồ chơi bé thích. Vừa giúp bé phát triển nhận thức và yêu môi trường xung quanh mình hơn.